Phủ sóng thông tin, kết nối thành công
14:17, 26/04/2017Sáng nay (26/4/2017), chương trình giao tọa đàm - giao lưu trực tuyến với chủ đề: "Phủ sóng thông tin, kết nối thành công" được Báo điện tử VnMedia tổ chức tại showroom VNPT-Media 57 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội.
Chương trình có sự tham gia của các khách mời là chuyên gia CNTT, chiến lược gia đã thành công trong lĩnh vực khởi nghiệp như: ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược, Giám đốc chiến lược Tập đoàn VNPT và đại diện nhóm giải Nhất hệ thống sản phẩm CNTT đã ứng dụng năm 2007: Giải pháp học trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhóm tác giả AI Việt Nam, trưởng nhóm Hoàng Ngọc Trung; đại diện nhóm giải Nhất CNTT Triển vọng Nhân tài Đất Việt 2016 - Công ty Cổ phần Công nghệ Chọn lọc Thông tin với sản phẩm Hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội SMCC, trưởng nhóm Lê Công Thành.
Minh Tú, Hà Nội: Anh từng chia sẻ, là một công ty khởi nghiệp, con đường startup không phải là màu hồng mà đầy chông gai. Anh có thể chia sẻ những “chông gai” mà công ty đã gặp phải? và các anh đã vượt qua khó khăn đó như thế nào?
Lê Công Thành
Thực ra tôi cũng không phải là một người mới khởi nghiệp, công ty thành lập từ năm 2011. Tuy nhiên, tôi đồng tình với quan điểm phải làm rõ định nghĩa 'Khởi nghiệp'. Từ kinh nghiệm của chúng tôi thì chúng tôi phân biệt rất rõ giữa Khởi nghiệp và Startup.
Khởi nghiệp là bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho bản thân, tuy nhiên, cái chúng ta thực sự nói đến là các mô hình startup của các ông ty trên toàn thế giới. Mục tiêu của startup thường là đưa công ty lên sàn chứng khoán. Đó là mô hình rất mới trên thế giới, bởi vậy ở VN người ta thường đánh đồng việc mở công ty với startup. Các startup thường phải kêu gọi vốn rất nhiều, nhưng không phải với mục đích xoay vòng vốn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói: “Startup là mô hình khởi nghiệp sáng tạo”. Startup là đốt cháy, đổi xăng lấy tốc độ. Doanh nghiệp Startup ngoài lợi nhuận còn có thước đo trên sàn chứng khoán. Tôi đánh giá cao phong trào khởi nghiệp ở VN tuy nhiên nó lại không liên quan tới phong trào Startup trên toàn thế giới.
Quay lại câu hỏi về khó khó khăn của công ty khi mới thành lập, tôi muốn chia sẻ rằng:
Thành lập từ 2011, nhưng đến cuối 2015 tôi mới đến với mô hình startup và đây là mô hình rất hay giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp và đặc biệt nó rất hợp với các công ty công nghệ. Tức là các công ty công nghệ có khả năng làm các thứ mới mà không phải bỏ quá nhiều đầu tư ban đầu mà nó đi thẳng từ chất xám ra. Vì vốn ban đầu không nhiều, mà chỉ cần chất xám. Bởi vậy, mô hình có thể giúp gia tăng giá trị từ mức vốn rất thấp trong khoảng thời gian ngắn.
Vì vậy đến 2015, tôi bắt đầu gọi vốn và khi đi gọi vốn chúng tôi xác định rõ mục tiêu là nguồn vốn này là để "đốt cháy". Chúng tôi lập rõ kế hoạch của mình ra và sẽ tiêu vốn đó vào những việc gì và trong khoản thời gian bao lâu. Giá trị doanh nghiệp sẽ tăng thế nào và tôi lại tiếp tục đi gọi vốn.
Và trước lúc đó, chúng tôi thực sự khó khăn, phải bươn trải, quan hệ và tiếp xúc vì chúng tôi không giỏi việc đó. Bởi vậy, công ty gặp rất nhiều khó khăn, có lúc đi đến bờ vực phá sản.
Tuy nhiên, sau đó chúng tôi lập ra 1 kế hoạch rõ ràng và thuyết phục được nhà đầu tư và chúng tôi nhận được khoản đầu tư rất đễ dàng.
Sau 3 tháng gọi vốn 200 nghìn USD rót trong 2 năm và từ đó cứ phát triển, sau Nhân Tài đất Việt rất nhiều công ty đến liên hệ và chúng tôi đã đạt được rất nhiều thành công.
Các nhà đầu tư của chúng tôi bao gồm cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.
Nguyễn Bình Anh, Hà Nội: Hiện giờ có hai khái niệm được đưa ra cho rằng, startup là bắt đầu lập nghiệp và startup là khởi nghiệp sáng tạo, ông nghĩa sao về khái nhiệm này?
Nguyễn Hữu Thái Hòa
Theo tôi, đã đến lúc nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp cần đồng thuận đưa ra khái niệm rõ về khởi nghiệp. Khởi nghiệp – lập nghiệp, làm chủ, làm thuê nó như thế nào trong định nghĩa khởi nghiệp. Khởi nghiệp sáng tạo chỉ là một ý. Tôi nghĩ rằng, sau khi nói chuyện với nhiều chuyên gia, khởi nghiệp là cách bắt đầu một nghề nghiệp, một công việc tạo ra giá trị thay đổi khác biệt. Quan trọng nhất của khởi nghiệp là khát vọng của bạn. Tất cả bản chất của khởi nghiệp là biến cái không thành có. Giá trị cốt lõi của khởi nghiệp không phải là tiền.
Nguyễn Thành Trung, Hà Nội: Theo ông, trí tuệ nhân tạo tác động thế nào đển start – up Việt Nam?
Hoàng Ngọc Trung
Với chính bản thân công ty, 14 năm trước chúng tôi đã phát triển đào tạo trực tuyến và đạt giải.
Sau hơn 10 năm vừa qua, AI đã có được nhiều thuận lợi là triển khai trực tuyến được nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, doanh nghiệp, môi trường, công nghệ, truyền thông...
Tuy nhiên, với AI để chuẩn bị cho một đoạn mới, chúng tôi cũng áp dụng trí tuệ nhân tạo khi chúng tôi có một kho nội dung có chục nghìn khóa đào tạo với đội ngũ giải viên, chuyên gia không những trong nước mà còn cả nước ngoài rất là lớn và hướng tới hàng triệu học viên.
Rõ ràng chúng tôi phải áp dụng trí tuệ vào mỗi một người học để xác định được khả năng và mong muốn. Đây cũng là cơ hội và thách thức cho sản phẩm của chúng tôi trong giai đoạn mới.
Hoàng Văn Bách, Lào Cai: Đúng 10 năm sau giành giải Nhất Nhân tài Đất Việt. AI Việt nam đã có những bước phát triển như thế nào? Anh có thể chia sẻ?
Hoàng Ngọc Trung
AI thành lập 2003. Tôi lúc đó cũng là sinh viên công nghệ thông tin trường đại học Bách Khoa mới ra trường. Có một bài toán đặt ra là lúc đó chưa có đào tạo trực tuyến nhiều tại Việt Nam, các em sinh viên ở tỉnh thành sau kỳ thi tốt nghiệp với lên các thành phố lớn tại Hà Nội để luyện thi cấp tốc bởi những giáo viên giỏi thường tập trung ở các thành phố lớn. Từ thực tế đó AI bắt đầu nghiên cứu sản phẩm với những khát khao học sinh được học những thầy cô giỏi nhất, tạo ra sự cân bằng tri thứ cho tất cả mọi người. Và nếu có một hệ thống đào tạo trực tuyến thì các em học sinh có thể học.
Từ đó sản phẩm đã ra đời và năm 2007 được giải chúng tôi đã đạt giải Nhân tài đất Việt.
Giai đoạn 2 là 10 năm vừa qua (2007 – 2017), sau khi được giải sản phẩm đã có cơ hội, sản phẩm có cơ hội và hình thành. Chúng tôi đã có cơ hội rất tốt.
Đầu tiên phải kể đến sự hỗ trợ của VNPT. Với vai trò là tại trợ giải chính, đơn vị tổ chức đã hỗ trợ rất nhiều cho chúng tôi. Đó là sản phẩm được triển khai được ở VNPT, sau đó xuống Vinaphone, Mobiphone... Từ những uy tín đó AI có thể coi được đứng đầu cung cấp giải pháp ra thị trường.
Từ 2008, bắt đầu đầu tư cho dịch vụ đầu tư đào tạo trực tuyến cho các đối tượng trong 10 năm vừa qua.
Sơ kết lại 10 năm hoạt động vừa qua, chúng tôi đã có nhiều thành công, sản phẩm phát triển, cung cấp được... Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng tôi có rất nhiều điều khó khăn, chưa thành công. Thực sự rất nhiều vất vả.
Trên thực tế, đi làm thuê, mở công ty phát triển luôn đối mặt những cơ hội và rủi ro 50/50. Cùng với đó, phải đánh đổi rất nhiều thứ từ thời gian, sức khỏe... mới có thể cung cấp trên thị trường.
Rõ ràng giai đoạn đầu, nhóm mở ra một sản phẩm mới với rất nhiều khát khao là đưa vào ứng dụng và đưa đi dự đạt giải rất là đơn giản, đoàn kết.
Tuy nhiên, sau khi đạt giải (bắt đầu 2009), AI đã có những đổ vỡ đầu tiên. Bắt đầu có những tư tưởng và ý tưởng khác. Theo đó, AI đã tách ra gồm AI hiện tại và một công ty mới từ các thành viên.
Mặc dù AI tách ra nhưng vẫn giữ được những đoàn kết sau nhiều năm gắn bó. Chúng tôi chấp nhận cùng nhau đồng sở hữu sản phẩm đó và đoàng hoàng cùng nhau phát triển. Và các bạn trẻ tách ra vẫn làm rất tốt.
Lúc khởi nghiệp các bạn đều chưa có gia đình, nhưng có gia đình có nhiều việc chi phối.
Khởi nghiệp thực sự là có đam mê, ý tưởng để mở ra công ty. Nhưng để phát triển thì rất nhiều thách thức và cực kỳ khó khăn hơn nhiều nước khác. Bởi nước khác đã thành văn hóa rồi. Điển hình như nước Mỹ rất minh bạch, từ việc rót vốn, kiểm soát...
Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề minh bạch, thuế... các nhà đầu tư rất là nghi ngờ nên việc hút vốn được cực kỳ khó.
Rất cảm ơn VnMedia hôm nay đã cho chúng tôi cơ hội có thể chia sẻ để các bạn trẻ cần có thể cân nhắc kỹ và có sự chuẩn bị trong một đoạn đường dài.
Mai Hoa, Hà Nội: Khởi nghiệp vốn là một chủ đề nóng dành được sự quan tâm đặc biệt trong thời gian qua. Tuy nhiên, làm sao để khởi nghiệp thành công thì không phải start-up nào cũng đạt được. Vậy theo ông, những yếu tố để một doanh nghiệp start-up khởi nghiệp thành công là gì?
Nguyễn Hữu Thái Hòa
Yếu tố nào quyết định khởi nghiệp thành công của một doanh nghiệp? Tôi vừa viết xong một cuốn sách về quốc gia khởi nghiệp, viết về sự bươn trải khởi nghiệp của chính mình, nhằm toát lên định nghĩ của khởi nghiệp. Theo tôi, hiện nay khởi nghiệp ở Việt Nam đang mang nặng theo tính chất phong trào. Việt Nam quy chụp ở khái niệm. Chúng ta cần làm rõ định nghĩa khởi nghiệp. Ví dụ giáo sư Ngô Bảo Châu ban đầu khởi nghiệp vì say mê toán học. Tôi nghĩ rằng, khởi nghiệp là cách bắt đầu một ngành nghề, một đam mê làm ra giá trị cho xã hội. Những người yêu toán, nghiên cứu ADN…thì đâu nhất thiết phải làm kinh doanh.
Start up cho một doanh nghiệp cần có cơ hội - thị trường đang cần gì, cơ hội để làm ra sản phẩm kinh doanh được không. Giải pháp (tri thức) đáp ứng lời giải thị trường và phải có sự khác biệt. Thứ ba là vốn đầu tư. Khởi nghiệp ở Việt Nam sai từ khái niệm, quy chụp nhiều định nghĩa cho khởi nghiệp, và 'nhảy' ngay vào tiền. Thành công của nhà toán học Ngô Bảo Châu ban đầu không đo bằng tiền được. Quan trọng của khởi nghiệp ngay từ đầu là phải làm đúng, những khái niệm ban đầu cực kỳ quan trọng. Nói chung 3 yếu tố cần trong khởi nghiệp là Cơ hội, tri thức và vốn.
Trần Hoàng Minh, Phú Thọ: Xin anh nói rõ hơn về trí tuệ nhân tạo sẽ áp dụng cho công ty?
Hoàng Ngọc Trung
Như lúc đầu tôi đã nói, AI đã phát triển hơn 10 năm trước rồi để mô phỏng và phát triển chuyện dạy và học. Tuy nhiên, trong một giai đoạn mới chúng tôi sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo trong các ngành hoạt động.
Ví dụ, một học viên vào học làm bài thi và kết thúc khóa học với số lượng học viên ít thì không vấn đề. Tuy nhiên, khi khối lượng học rất lớn thì việc quản lý sẽ bị loạn. Như vậy, nếu áp dụng trí tuệ nhân tạo sau vài thao tác và những lần học của học viên, chúng tôi có thể đoán được họ quan tâm đến những cái gì, và lực học của học viên…
Rõ ràng trí tuệ nhân tạo sẽ làm cho sản phẩm của chúng tôi tốt hơn.
Mỗi doanh nghiệp chỉ làm tốt khi chọn lựa những con đường phù hợp và khả thi, với nguồn lực của mình. Và rõ ràng, một con người cũng vậy, một công ty cũng thế và cả một quốc gia muốn phát triển được phải cố gắng.
Cuộc sống rất là công bằng, không có nổ lực, cố gắng sẽ không thành công.
Hoàng Anh, Hà Nội: Anh có thể cho biết đánh giá của mình về triển vọng và thách thức cho các doanh nghiệp Trí tuệ Nhân tạo?
Lê Công Thành
Bản thân công ty chúng tôi cũng chủ yếu khai thác trí tuệ nhân tạo, còn mảng kinh doanh chúng tôi hợp tác với các đối tác để triển khai.
Đa phần các công ty phát triển trí tuệ nhân tạo đình đám trên toàn thế giới đều là các công ty lớn, họ có tiềm lực tương đối cao, họ có nhiều đội ngũ chuyên gia.
Mặc dù trí tuệ nhân tạo là một hướng đi rất triển vọng và mọi người đều nhìn thấy khả năng của nó nhưng lại rất nhiều khó khăn.
Quay lại các doanh nghiệp ở VN thì nói thật chúng ta có rất ít cơ hội vì để làm nó chúng ta phải có các hệ thống siêu tính toán, có các hệ thống máy chủ lắp rất nhiều card đồ họa, thì chúng tôi đi khắp Việt Nam thì đều không thấy có. Gần như chưa có ai nhìn thấy một cái máy chủ được lắp 8 cái card màn hình với cá đường kết nối tốc độ rất cao, có thể tạo được các mảng tính toán để huấn luyện các bài toán trí tuệ nhân tạo.
Tuy nhiên, tôi lại nhìn thấy theo một khía cạnh tiêu cực hơn 1 chút, đó là trí tuệ nhân tạo sẽ đạt được thành công trước ở nước ngoài và nó sẽ gây áp lực lên xã hội Việt Nam.
Ví dụ ở Hàn Quốc, người ta sẽ áp dụng trí tuệ nhân tạo. Các công nhân may mặc, lắp ráp linh kiện cho điện thoại, người ta sẽ thay hết bằng các hệ thống tự động. Thậm chí chưa phải dùng trí tuệ nhân tạo nhiều, họ đã có thể thay thế nhân lực bằng máy móc rồi thì đến khi áp dụng trí tuệ nhân tạo nhiều thì sẽ gây sức ép lên các công ty công nghệ hàng đầu. Do đó, họ bắt buộc phải cải tiến và họ sẽ thay thế lao động thủ công rất nhanh, dẫn đến việc công nhân không có việc.
Trong khi đó, ở Việt Nam chúng ta có khoảng 3 triệu công nhân may mặc, những người đó 7,8 năm nữa có thể không có việc.
Bởi vậy trách nhiệm của các Công ty Startup của Việt Nam là hấp thu các nguồn nhân lực dôi dư đó. Cái chúng ta bị tác động nhiều nhất ở trí tuệ nhân tạo là nhân lực dư thừa. Và đó là tác động nhiều nhất của Trí Tuệ nhân tạo với xã hội Việt Nam trong thời gian ngắn nhất.
Ngô Thanh Hoà, Hoàn Kiếm: Hiện nay thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CNIt4) và Việt Nam cũng đang nói nhiều về điều này, theo ông, cuộc cách mạng CNlt4 sẽ tác động đến startup Việt Nam như thế nào?
Nguyễn Hữu Thái Hòa
Với kinh nghiệm làm tư vấn chiến lược cho các doanh nghiệp lớn trong nhiều năm, tôi cho rằng cuộc cuộc cách mạng CN lt4 đang tạo ra những cơ hội. Và tôi nhìn thấy cơ hội duy nhất là mỗi cuộc cách mạng công nghiệp trên toàn cầu gần như xóa bỏ ngược lại ở một số điểm. Nếu như nhờ Internet, Ấn Độ vươn lên quốc gia toàn cầu, thì Việt Nam liệu có bắt kịp cơ hội này hay không?. Nếu đi theo tịnh tiến thì Việt Nam đi sau 30 năm. Nếu xét về logic, môi trường và ngữ cảnh để đầu tư sáng tạo thì VN không có cơ hội.
Tôi thường xuyên làm việc với các chuyên gia, sở hữu trí tuệ thì đóng góp trí tuệ cho GDP của Việt Nam cực kỳ thấp, dưới 5%, không một tập đoàn nào ở VN có một quy trình R&D bài bản. Trong khi đó chỉ số đóng góp trí tuệ cho GDP Nhật Bản là trên 75%.
Do đó, VN cần nhìn lại cuộc cách mạng này và xem VN đang đứng ở đâu. Chúng ta đang nói quá xa về cuộc cách mạng CN lt4 và đang sướng về cảm xúc là chính, không có gì cụ thể cả. Người Việt Nam vẫn rất phong trào, thích chém gió hơn là làm thật.
Bùi Vân Anh, Thành phố Hồ Chí Minh: Mọi người đang nói nhiều về cuộc cách mạng CNlt 4 mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam và Việt Nam có thể bắt kịp cuộc công nghiệp này và bứt phá. Vậy theo ông cộng đồng khởi nghiệp cần làm gì để có thể tận dụng cơ hội này?
Nguyễn Hữu Thái Hòa
Các bạn nói nhiều về hướng tốt cho chúng ta trong thời gian tới. Với kinh nghiệm tư vấn, nếu chúng ta biết tập trung vào sự lãng phí của các doanh nghiệp, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội giảm chi phí. Nếu như chỉ số lãng phí của doanh nghiệp đa quốc gia là 1%/doanh thu, thì của VN là 30%. Con số đó cho thấy sự lãng phí lớn đến thế nào ở Việt Nam. Nếu chúng ta cắt được sự lãng phí đó thì đấy là lãi. Hãy nhìn chỗ nào nguy nhất là có cơ hội lớn nhất để thay đổi. Đối với cộng đồng khởi nghiệp thì hãy cắt bỏ lãng phí phần chi phí không hiệu quả của mình sẽ tạo sức bật rất lớn.
Tôi cho rằng, thế hệ này so với thế hệ trước thì sự say mê và tinh thần không bằng. Khát vọng và tinh thần thời đó khác, rất hay lãng phí. Tôi cho rằng, niềm say mê, khát vọng đang tụt dần. Thứ hai là thế hệ trẻ đang mất niềm tin. Nếu chúng ta không giải mã được vấn đề này thì chúng ta không thay đổi được sự phát triển. Yếu tố tinh thần phải làm tốt hơn phong trào, phải nhìn vào sự kém cỏi của mình như một cơ hội - “Trong nguy có cơ”.
Một số hình ảnh buổi tọa đàm- giao lưu trực tuyến:
Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa (giữa) chia sẻ về những yếu tố để khởi nghiệp thành công
Ông Hoàng Ngọc Trung (bên trái ảnh) trả lời câu hỏi của độc giả
Chương trình tọa đàm – giao lưu trực tuyến được tổ chức
ở Showroom VNPT-Media 57A Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội
Khách mời trải nghiệm dịch vụ của VNPT- Media tại Showroom.
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Showroom VNPT-Media