Tập đoàn VNPT phát triển và triển khai nhiều hệ thống nền tảng của Chính phủ điện tử

15:35, 27/05/2020

Xây dựng CPĐT là một bài toán lớn, để giải quyết một cách tổng thể cần có sự chung tay của các địa phương, bộ ngành, đồng thời cần những giải pháp bền vững. Là Tập đoàn hàng đầu về Viễn thông và CNTT, VNPT sớm vào cuộc cùng với Chính phủ, đóng góp năng lực, kinh nghiệm, giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của Chính phủ điện tử.

 

Trục Liên thông văn bản quốc gia do Tập đoàn VNPT đầu tư xây dựng với công nghệ tiên tiến và được Văn phòng Chính phủ thuê lại. Cho tới thời điểm này, Trục liên thông đã kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành của 95 đơn vị bao gồm Văn phòng Trung ương Đảng, 31 Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, 63 tỉnh, thành phố. Việc triển khai Trục liên thông văn bản quốc gia ước tính giúp tiết kiệm tới 1.200 tỷ đồng/năm theo tính toán của các cơ quan tư vấn quốc tế. Giải pháp được Chính phủ và các bộ ngành địa phương đánh giá cao, nhiều đơn vị và cá nhân của Công ty đã được Văn phòng Chính phủ tặng bằng khen.Tập đoàn đã tham gia vào quá trình xây dựng, triển khai nhiều dự án Chính phủ điện tử tiêu biểu. Có kể tới là Trục liên thông văn bản quốc gia. Việc phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ triển khai thực hiện trong Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành.

Sau Trục Liên thông văn bản quốc gia, với kinh nghiệm của một nhà cung cấp giải pháp công nghệ số hiện đại, VNPT đã được lựa chọn đồng hành cùng Văn phòng Chính phủ xây dựng hệ thống Cổng dịch vụ Công quốc gia. Hệ thống hạ tầng Cổng dịch vụ công quốc gia được triển khai trên hạ tầng VNPT-IDC - Trung tâm dữ liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế Tier3 kết nối 63/63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc và kết nối với quốc tế với tổng dung lượng chiếm 70% băng thông quốc tế tại Việt Nam.

Cùng với đó, hệ sinh thái Chính phủ điện tử của VNPT đã hiện diện tại 55/63 Tỉnh/Thành phố trên cả nước, các dịch vụ tiêu biểu như: VNPT-eOffice có 4.320 đơn vị trên toàn quốc sử dụng; dịch vụ VNPT-eGate có 36 Tỉnh, thành phố sử dụng với 587 đơn vị cấp Sở/Huyện, dịch vụ VNPT-eCabinet mặc dù là dịch vụ mới ban hành vào giữa năm 2019, nhưng đến nay đã có 375 đơn vị sử dung và đã triển khai tại 62/63 Tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt trong giai đoạn 2018-2019, một số sản phẩm về chính quyền điện tử của VNPT như eOffice, trục liên thông văn bản được giới thiệu và triển khai tại các quốc gia khác như Lào, Cam-pu-chia, Myanmar.

Trong nhiệm vụ chuyển đổi số Bộ, ngành, địa phương, với lĩnh vực Smart City, VNPT đã hợp tác với hơn 20 tỉnh, thành phố về tư vấn xây dựng đề án và triển khai thành phố thông minh (Smart City). Giải pháp iOffice của VNPT đã có mặt trên 42 tỉnh, thành phố; iGate có mặt 34 tỉnh, thành phố; vnPortal đã có sản lượng chính thức trên 24 tỉnh, thành phố; VXP đã triển khai chính thức cho 4 tỉnh, thành phố…

VNPT