VNPT Pay thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

08:24, 27/02/2020

Hiện nay, các nhà mạng viễn thông cũng tham gia tích cực vào quá trình thanh toán thông qua nhiều hình thức. Là một trong những Tập đoàn hàng đầu về VT – CNTT, bắt kịp xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, VNPT đã xây dựng và triển khai hệ sinh thái tài chính số. Trong đó, VNPT đã hoàn thiện hệ thống giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt qua cổng thanh toán VNPT Pay và đã triển khai thanh toán cho nhiều loại hình dịch vụ. 

Là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc thấy thúc đẩy thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt đã tạo ra tác động kép vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện thông qua phổ cập dịch vụ ngân hàng-tài chính.

Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 được ban hành ngày 30/12/2016, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của chính phủ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ chủ trương triển khai Chính phủ điện tử, cung ứng dịch vụ công cấp độ 3, 4.

Hiện nay, các nhà mạng viễn thông cũng tham gia tích cực vào quá trình thanh toán thông qua nhiều hình thức.  Là một trong những Tập đoàn hàng đầu về VT – CNTT, bắt kịp xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, VNPT đã xây dựng và triển khai hệ sinh thái tài chính số. Trong đó, VNPT đã hoàn thiện hệ thống giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt qua cổng thanh toán VNPT Pay và đã triển khai thanh toán cho nhiều loại hình dịch vụ.

 
 

VNPT Pay đang triển khai đẩy mạnh việc chuyển đổi số, thanh toán các dịch vụ của VNPT cho toàn bộ 63 TTKD trên toàn quốc, đặc biệt là triển khai thanh toán không dùng tiền mặt ứng dụng ví VNPT Pay trong công tác bán hàng, thu cước của toàn bộ đối tượng đại lý, CTV trên toàn quốc. Bên cạnh đó, VNPT Pay đã hoàn thiện và cung cấp đầy đủ những tiện ích như các tính năng cơ bản của dịch vụ thanh toán, các khách hàng có thể thanh toán các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, các dịch vụ thương mại điện tử , đặc biệt đã có thể thanh toán được các dịch vụ tại mạng lưới hơn 40.000 điểm thanh toán của VNPT Pay trên toàn quốc. VNPT pay cho phép khách hàng thanh toán đầy đủ qua các tài khoản ngân hàng tại Việt Nam, khách hàng sử dụng đầu đủ các tiện ích, dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng, 24/7 qua VNPT Pay. 

Bên cạnh việc thanh toán các dịch vụ thiết yếu cho khách hàng như điện, nước, dịch vụ viễn thông…VNPT Pay đã hoàn chỉnh các giải pháp cho phép thanh toán các dịch vụ như nộp học phí qua nền tảng hệ sinh thái VnEdu, thanh toán phí, lệ phí cho dịch vụ y tế thông qua nền tảng KCB VNPT His.

Trong đó, Quý 1/ 2020 thực hiện thành công đặt khám trực tuyến có bao gồm thanh toán trên website của bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và đang xúc tiến ký hợp đồng triển khai cho TTYT của tỉnh Long An, khảo sát để triển khai cho bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam, một số CSYT khác như ở Vĩnh Phúc, Tiền Giang…. Giải pháp này cung cấp cho khách hàng phương tiện thanh toán tiện lợi, dùng trực tiếp app di động để thannh toán, VNPT hỗ trợ các kênh thanh toán như quẹt mã QR, thanh toán trực tiếp trên App, tích hợp được với ví và các ngân hàng liên kết, khách hàng được miễn phí hoặc phí thấp. Người nhà có thể trực tiếp thanh toán viện phí cho bệnh nhân. Thời gian tới, VNPT Pay sẽ triển khai dịch vụ thanh toán y tế trải dài 64 tỉnh, tổng mục tiêu là 559 bệnh viện và CSYT, tập trung vào các địa phương có số lượng bệnh viện cũng như CSYT nhiều.

Không chỉ thanh toán nhanh chóng các dịch vụ trong hệ sinh thái CNTT của VNPT, VNPT Pay còn triển khai thanh toán dịch vụ công mức 4 giúp người dân hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục dịch vụ công và thanh toán online toàn trình qua cổng dịch vụ công quốc gia cũng như qua cổng dịch vụ công của bộ, ban, ngành địa phương.

Tháng 12/2019, Chính phủ chính thức khai trương cổng DVCQG, VNPT vinh dự là đơn vị cung cấp toàn bộ nền tảng, giải pháp cho cổng DVCQG. VNPT Pay được lựa chọn là đơn vị cung dịch vụ cấp thanh toán tương đương các ngân hàng trên cổng DVCQG, là đơn vị đầu tiên trung gian thanh toán triển khai trên Cổng DVCQG.

Đến thời điểm này, VNPT Pay đã sẵn sàng cung cấp giải pháp và đã triển khai cung cấp thanh toán dịch vụ công cho 7 tỉnh và tiếp tục đấu nối các dịch vụ công ở địa phương lên cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình cũng như mục tiêu về việc  chuyển đổi thanh toán của chính phủ đối với nhóm dịch vụ công.

VNPT đã thực hiện thanh toán trực tuyến dịch vụ hành chính công cho Ninh Bình, An Giang, sắp tới là Thanh Hóa. VNPT đã tích hợp cho nhiều đơn vị khác như Nghệ An, Đắc Lắc, Lào Cai…và các đơn vị đã thực hiện hoàn thành nghiệm thu, có thể triển khai chính thức trong thời gian ngắn.

Dù mới là những bước triển khai ban đầu, nhưng không thể phủ nhận được những lợi ích to lớn mà hình thức thanh toán điện tử không dùng tiền mặt nói chung và VNPT Pay nói riêng mang lại, đặc biệt tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức đi lại của người dân. Đồng thời, giao dịch phi tiền mặt minh bạch, dòng tiền rõ ràng, thanh quyết toán đối soát chính xác, đảm bảo an toàn tin cậy.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, VNPT Pay cũng gặp không ít những khó khăn từ những quy định, chính sách chưa theo kị, đến việc mất nhiều thời gian, công sức cho đội ngũ phát triển khi chuyển đổi mô hình thanh toán sang điện tử. 

Khó khăn là vậy nhưng triển vọng phát triển VNPT rất khả quan với dư địa thị trường còn rất lớn. Trong đó, nội bộ VNPT và phân lớp khách hàng hiện nay của VNPT cũng là một thị trường lớn, đầy tiềm năng. Thêm nữa,việc ứng dụng thanh toán điện tử trong lĩnh vực giáo dục, y tế…còn khiêm tốn và nhiều hạn chế, cũng là thị trường không nhỏ đêt VNPT Pay khai thác. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước và chính phủ đang chuẩn bị những quy định để cho phép nhà mạng, trong đó có VNPT được cung cấp  dịch vụ Mobile money. Đây sẽ là cơ hội rất lớn của VNPT trong việc cung cấp và phổ cập dịch vụ tài chính điện tử tới toàn bộ người dân, đặc biệt người dân ở vùng sâu vùng xa mà chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Đây cũng là kỳ vọng lớn của Tập đoàn và quyết tâm lớn của đội ngũ VNPT Pay đang chuẩn bị triển khai các giải pháp khi ngân hàng nhà nước và chính phủ cho phép.

Theo ông Nguyễn Đăng Thắng - Giám đốc Trung tâm VNPT Fintech, trong thời gian sắp tới, VNPT Pay đặt ra mục tiêu:"Đối với định hướng trước mắt của VNPT Pay là thực hiện mục tiêu chuyển đổi số cho chính nội bộ VNPT và khách hàng của VNPT.  Năm 2020, VNPT Pay chuyển đổi số cho 36% khách hàng sử dụng các dịch vụ của VNPT. VNPT sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp hợp tác cung cấp dịch vụ chuyển đổi số cho lớp khách hàng mà hợp tác với VNPT  như giáo dục với mục tiêu cung cấp các dịch vụ thanh toán đến khoảng 6000 trường  trên toàn  quốc; với y tế, sẽ đưa toàn bộ việc đăng ký khám chữa bệnh, thanh toán các lệ phí dịch vụ KCB tới hơn 500 điểm cung cấp dịch vụ y tế. Ngoài ra, nhóm dịch vụ công cũng là mục tiêu quan trọng trong năm 2020, bên cạnh việc đồng hành cùng chính phủ trong việc thúc đẩy chuyển đổi hình thức cung cấp dịch vụ công sang mức 4, VNPT được chọn là cơ quan trung gian thanh toán đầu tiên cung cấp giải pháp cũng như tiện ích thanh toán trên cổng dịch vụ công quốc gia, đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm mà VPCP cũng đã có mục tiêu cụ thể chuyển đổi toàn bộ dịch vụ công mức 4 đang sẵn sàng ở địa phương lên cổng dịch vụ công quốc gia, bên cạnh đó là một số dịch vụ trọng điểm mà người dân đang sử dụng rất nhiều sẽ đưa lên, làm sao khai thác và triển khi toàn trình  trên cổng DVCQG như thu phí, lệ phí phạt giao thông, các dịch vụ về cấp đổi bằng lái xe, thu thuế cá nhân. Lệ phí trước bạ…"

Với việc có thể thanh toán được các dịch vụ tại mạng lưới hơn 40.000 điểm thanh toán của VNPT Pay trên toàn quốc và là một trong những kênh thanh toán cho Cổng DVCQG, VNPT Pay sẽ tiếp tục có những cải tiến hơn nữa về dịch vụ  góp phần thúc đẩy thanh toàn không dùng tiền mặt, từng bước thực hiện thành công Chính phủ điện tử và phát triển nền kinh tế số tại Việt Nam.

VNPT