Cơ sở dữ liệu đất đai góp phần quản lý đất đai minh bạch xuyên suốt
Theo nghị quyết 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 được Chính phủ ban hành, mục tiêu đến năm 2025, hoàn thành xây dựng CSDL và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai thống nhất, đồng bộ và kết nối liên thông. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương trên cả nước đã và đang nỗ lực xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai. Tuy nhiên kết quả xây dựng và vận hành CSDL đất đai trên cả nước vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Những khó khăn, hạn chế
Khó khăn, hạn chế đầu tiên có thể kể tới là việc đầu tư nguồn lực để xây dựng CSDL đất đai của các địa phương còn hạn chế, chưa tương xứng so với yêu cầu, nhiệm vụ được giao, dẫn đến tiến độ hoàn thành ở một số địa phương còn chậm.
Hơn nữa, hồ sơ, tài liệu đất đai được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, thông tin dữ liệu không thống nhất, thông tin đăng ký đất đai vẫn chưa hoàn thiện, chủ yếu ở dạng hồ sơ giấy và độ tin cậy thấp, trong khi dữ liệu rất lớn, phức tạp, bao gồm cả dữ liệu đồ họa và dữ liệu thuộc tính với nhiều trường thông tin, có nhiều thông tin biến động gây khó khăn cho công tác xây dựng Cơ sở dữ liệu.
Bên cạnh đó, hạ tầng thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu (CSDL) đất đai quốc gia - yếu tố cốt lõi để hỗ trợ vận hành công tác chuyên môn, cải cách thủ tục hành chính cũng như phục vụ cho việc phối, kết hợp với các bên có liên quan khác - vẫn chưa hoàn chỉnh, vừa thiếu vừa yếu, chưa triển khai được hệ thống quản lý, kết nối, tổng hợp dữ liệu đất đai ở địa phương vào CSDL đất đai quốc gia nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Một số địa phương đã tập trung xây dựng CSDL đất đai nhưng chưa quan tâm đầu tư đường truyền và hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin để vận hành CSDL đất đai, CSDL đất đai sau khi được nghiệm thu, bàn giao chưa được khai thác, vận hành và cập nhật biến động dẫn tới lỗi thời, không có giá trị sử dụng.
Ngoài ra, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cán bộ xây dựng, quản lý vận hành CSDL đất đai ở trung ương và địa phương còn hạn chế. Trang thiết bị, hạ tầng công nghệ thông tin, mức độ về an toàn, bảo mật thông tin của các địa phương còn chưa đáp ứng yêu cầu gây khó khăn cho việc vận hành, kết nối, chia sẻ với các hệ thống thông tin khác.
Với vai trò là đơn vị tiên phong và dẫn dắt trong chuyển đổi số Quốc gia, Tập đoàn đã sớm nhận thấy vấn đề này và đã tập trung đầu tư, nghiên cứu, phát triển và triển khai Hệ thống thông tin quản lý đất đai VNPT iLIS.
VNPT iLIS được đánh giá cao khi triển khai tại các địa phương
VNPT iLIS là một “hệ sinh thái” hỗ trợ công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo hướng ứng dụng các công nghệ hiện đại nhất của cách mạng công nghiệp 4.0, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia; làm nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.
Điểm nổi bật của VNPT iLIS là cho phép biên tập bản đồ, chỉnh lý biến động tách hợp thửa đất trực tiếp trên nền tảng web, chuyển đổi được dữ liệu quá khứ để quản lý theo lịch sử thời gian trực quan bằng biểu đồ, bản đồ. Đây là vấn đề rất quan trọng trong quản lý vì giữ được lịch sử biến động, đảm bảo tính pháp lý trong quản lý đất đai. Hệ thống đáp ứng đặc thù công tác quản lý địa chính các địa phương về đăng ký biến động như tách, hợp thửa đất, cập nhật thông tin chỉnh lý biến động của thửa đất; Các cá nhân tổ chức có thể khai thác, chia sẻ nguồn thông tin tư liệu đấy đai thông qua ứng dụng Web.
Nhờ ứng dụng các công nghệ tiên tiến hiện đại như cho phép nhanh chóng tùy biến, cung cấp các kênh truy cập, khai thác thông tin theo nhu cầu của lãnh đạo, cán bộ địa phương, người dân như web, mobile. Ứng dụng cũng có khả năng phân quyền chi tiết tới từng người dùng, từng nghiệp vụ cụ thể.
Đặc biệt, VNPT iLIS đáp ứng đầy đủ bộ tiêu chí đánh giá phần mềm hệ thống thông tin đất đai của Hội đồng đánh giá thuộc Bộ Tài nguyên môi trường, Chứng nhận đánh giá An toàn thông tin của Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia – Cục An toàn thông tin – Bộ TT&TT. Do đó, VNPT iLIS phù hợp với mô hình quản lý CSDL đất đai tập trung trên toàn quốc, có thể triển khai phù hợp với tổ chức CSDL đất đai tập trung cấp tỉnh, tích hợp với chính quyền điện tử cấp tỉnh, tăng cường hiệu quả của cán bộ địa chính cấp xã, tạo mối liên kết giữa cấp xã, huyện, tỉnh, Trung ương. Hơn nữa, hệ thống có khả năng kết nối với nhiều hệ thống khác như: các hệ thống thông tin thuộc Chính quyền điện tử, hệ thống CSDL Quốc gia về dân cư, Cổng DVCQG, dịch vụ xác thực chữ ký điện tử, cổng thanh toán trực tuyến.
Bên cạnh đó, ứng dụng VNPT- iLIS mobile hỗ trợ người dùng tra cứu thông tin thửa đất dễ dàng hơn, hỗ trợ cán bộ địa chính cấp xã điều tra bổ sung thông tin của thửa đất để hỗ trợ các cán bộ thuộc văn phòng đăng ký đất đai.
Không chỉ vượt trội về tính năng, công nghệ, VNPT iLIS còn vượt trội về khả năng triển khai và hỗ trợ vận hành. Bởi chỉ có những đơn vị lớn như VNPT mới có hệ thống “chân rết” – các kỹ sư CNTT giàu kinh nghiệm có mặt trên cả nước với khả năng triển khai nhanh, hỗ trợ kỹ thuật theo hình thức thuê bao dịch vụ.
Hiện VNPT iLis đã được triển khai tại nhiều tỉnh thành phố như Tây Ninh, Bình Phước, Quảng Nam, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng… và mang lại hiệu quả trong việc quản lý dữ liệu đất đai. VNPT iLis được đánh giá cao, góp phần hỗ trợ được địa phương giải quyết được những khó khăn, bất cập trong quản lý đất đai. VNPT iLis tạo thuận lợi cho cán bộ địa chính trong việc quản lý, tra cứu thông tin về quy hoạch, trích đo, hiện trạng loại đất của người dân, giúp giảm thiểu thời gian và nhân lực trong việc xác minh, xác thực và quản lý hồ sơ của người dân và doanh nghiệp.
VNPT iLIS sẽ là nền tảng để các tỉnh, thành phố hoàn thiện hạ tầng không gian địa lý, tăng cường hiệu quản lý và minh bạch hóa công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, từ đó góp phần xây dựng chính quyền số, phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.
VNPT