15:11, 15/11/2022

VNPT Money: Hệ sinh thái tài chính số đi cùng xu thế thời đại

Hệ sinh thái tài chính số VNPT Money đang tiếp tục khẳng định vị trí tiên phong và dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam và hướng đến những sản phẩm dịch vụ chất lượng quốc tế.

Xu thế tất yếu

Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu.

Theo số liệu thống kê, 83% dân số Canada có thẻ tín dụng. Đây là mức sử dụng cao nhất trong các quốc gia trên thế giới. Canada cũng là quốc gia có hạn mức thanh toán không tiếp xúc cao nhất trên thế giới, đạt 250 USD.

Tại Thụy Điển, hơn 98% công dân nước này sở hữu thẻ ghi nợ và là một trong những quốc gia hàng đầu về thanh toán di động không tiếp xúc. Hầu hết người Thuỵ Điển đều sử dụng BankID, một ứng dụng trên điện thoại thông minh cho phép người dùng lưu trữ các dữ liệu nhân thân và các tài khoản ngân hàng để truy cập vào tất cả các dịch vụ công cộng kỹ thuật số, ngân hàng trực tuyến.

Tại Vương quốc Anh, Tổ chức UK Finance cho biết thanh toán tiền mặt tại nước này giảm đến 35% trong năm 2020 và 79% người trưởng thành giao dịch trực tuyến.

Trung Quốc là quốc gia đi đầu trong lĩnh vực thanh toán di động ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đến cuối năm 2021, khoảng 903,6 triệu người sử dụng thanh toán di động ở Trung Quốc, chiếm khoảng 64% tổng dân số. Ở các thành phố lớn nhất của Trung Quốc, người dân thanh toán trung bình 80% chi phí hàng tháng (khoảng 5.000 Nhân dân tệ) thông qua các dịch vụ thanh toán di động, trong khi ở các thành phố cấp 4 và 5, cư dân sử dụng các phương tiện này cho 90% (3.000 Nhân dân tệ) chi tiêu hàng tháng

Hàn Quốc cũng là một trong những nước có nền tảng chuyển khoản tiền tốt nhất thế giới và tiền mặt chỉ chiếm 20% giao dịch trong năm 2018. Số người không mang theo tiền mặt ở quốc gia này cũng ngày càng tăng cao.

Việt Nam, tất nhiên không là ngoại lệ trong xu hướng này. Ngày 28/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1813/QĐ-TTg “Về đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021 - 2025”, đưa ra mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế với mức tăng trưởng cao.

Đồng thời, đưa việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong xã hội thành thói quen của người dân ở khu vực đô thị và từng bước phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; giảm các khoản chi phí cho nền kinh tế, cho các doanh nghiệp và cá nhân liên quan đến tiền mặt.

 

Bên cạnh đó, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để nâng cấp, phát triển kết cấu hạ tầng thanh toán, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán một cách thuận tiện, hiệu quả của tổ chức, cá nhân, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập nhanh hơn với cộng đồng kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cụ thể đến cuối năm 2025 giá trị thanh toán không dùng tiền mặt gấp 25 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP); thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%; từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán của người dân; tăng số lượng cơ sở chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.

Chính phủ cũng đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt trung bình từ 20%/năm đến 25%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng giao dịch qua kênh điện thoại di động đạt từ 50%/năm đến 80%/năm và giá trị giao dịch đạt từ 80%/năm đến 100%/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân số lượng và giá trị giao dịch qua internet đạt từ 35%/năm đến 40%/năm; tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt qua các kênh thanh toán điện tử đạt 40%.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, mục tiêu thanh toán không dùng tiền mặt đối với dịch vụ công có từ 90% đến 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; từ 90% đến 100% các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đô thị triển khai thanh toán học phí trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia; 60% các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đô thị chấp nhận thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 60% số người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp trên địa bàn đô thị được chi trả thông qua các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hệ sinh thái VNPT Money

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước tính đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị; giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68%; qua QR code tăng tương ứng 56,52% và 111,62% so với cùng kỳ năm 2021; tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.

Như vậy, dư địa thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam là rất lớn.

Nắm bắt xu thế này, không chỉ là các ngân hàng mà các tổ chức trung gian thanh toán không dùng tiền mặt cũng vào cuộc và đang phát triển rất mạnh mẽ.

Là một tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đang dịch chuyển từ dịch vụ truyền thống sang cung cấp dịch vụ truyền thông số. Tầm nhìn của VNPT là trở thành nhà cung cấp hàng đầu về dịch vụ số tại Việt Nam và trở thành trung tâm giao dịch số tại khu vực châu Á vào năm 2030.

 

Là đơn vị trực thuộc tập đoàn VNPT, Tổng công ty VNPT Media hoạt động trên lĩnh vực nghiên cứu phát triển kinh doanh dịch vụ truyền hình, dịch vụ truyền thông đa phương tiện, dịch vụ giá trị gia tăng và công nghệ thông tin.

VNPT-Media đặt mục tiêu xây dựng hệ sinh thái tích hợp trọn gói các dịch vụ đa phương tiện trên nền tảng công nghệ và Internet lớn nhất Việt Nam

Tháng 11/2021, VNPT Media chính thức cung cấp thí điểm dịch vụ Mobile Money trên cả nước, mang đến cho khách hàng một trải nghiệm tài chính đơn giản, an toàn, tiện lợi, dễ tiếp cận, xóa bỏ những rào cản vốn có trong lĩnh vực dịch vụ tài chính số.

Kể từ khi được cấp phép, VNPT Money đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với gần 4 triệu người dùng và hơn 120.000 đại lý của VNPT sử dụng VNPT Money để bán và thu phí dịch vụ của VNPT. Năm 2021 chứng kiến ​​sự tăng trưởng theo cấp số nhân của VNPT Money với dòng tiền khoảng 20.000 tỷ đồng Việt Nam, tăng 200% so với năm 2020 và hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán ngoại tuyến trên khắp Việt Nam.

Trong khi hầu hết các ví điện tử hiện diện ở các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, VNPT Money đã phát triển thị trường và mạng lưới đại lý rộng khắp 63 tỉnh thành Việt Nam với hơn 100.000 cửa hàng (và vẫn đang tiếp tục tăng) từ nhiều lĩnh vực khác nhau : Thời trang, Ẩm thực, Siêu thị, Thể thao & Giải trí ... Điều này cho phép các dịch vụ tài chính số của VNPT tiếp cận khắp các làng quê, thị trấn Việt Nam, đưa cả nông dân, công nhân vào hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy hòa nhập tài chính tại Việt Nam.

VNPT -Media

Các tin khác

Tổng công ty truyền thông (vnpt-media)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SỐ: 0106873188 DO SỞ KH&ĐT HÀ NỘI CẤP NGÀY 12/06/2015
Copyright © 2019 VNPT-Media. All Rights Reserved