Hệ sinh thái giáo dục vnEdu đang khẳng định tính tiện ích, thiết thực trong chuyển đổi phương thức dạy và học
Đến nay, vnEdu đã vượt lên ý nghĩa của hệ sinh thái giảng dạy điện tử để đảm nhận sứ mệnh trồng người trong công cuộc số hóa giáo dục một cách đầy đủ và trọn vẹn nhất, đặc biệt trong mùa khai giảng năm nay, 2021-2022. Ghi nhận tại Thanh Hóa, tỉnh có hơn 70% trường học đã và đang trải nghiệm vnEdu
Với sự phát triển của 4.0, hệ sinh thái thông minh và rộng khắp đã và đang góp phần thay đổi ngành giáo dục trong thời đại mới, không chỉ là việc giảng dạy từ xa, mà một hệ sinh thái thông minh hỗ trợ cho giáo dục là giải pháp đồng bộ, nhằm tận dụng tối đa về nền tảng Internet, cơ sở hạ tầng, tốc độ băng thông mang lại nhiều lợi ích và tại Việt Nam, hệ sinh thái giáo dục thông minh cũng đã được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương, ví dụ điển hình như ở Thanh Hóa.
Trường Trung học Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Công việc quen thuộc của mỗi em học sinh ở đây, trước khi bắt đầu lên lớp là lấy vân tay. Ngày 2 lần, cả lúc về, và mọi thông tin về sỉ số của các lớp sẽ được cập nhật ngay lập tức giúp Ban giám hiệu có thể giám sát điều hành, một cách hiệu quả, dữ liệu điểm danh đồng bộ với sổ điểm danh, từ đó đánh giá chính xác quá trình học tập của các em qua từng tháng, từng quý.
Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Lam Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tự động hóa công tác điểm danh, ghi nhận công tác nề nếp học sinh, giữa việc đánh giá theo dõi thi đua của từng học sinh, công tác thi đua từng lớp trong khối, từng khối trong nhà trường, ghi nhận khách quan, từ đó nhà trường nâng cao nề nếp từ giáo dục toàn diện của nhà trường".
Các em học sinh thì cho rằng không có chuyện bao che, châm chước cho các bạn đi muộn nữa, mang đến sự công tâm cho các bạn.
Điểm danh thông minh còn giúp phụ huynh giám sát giờ giấc của con em qua ứng dụng VnEdu, đây chỉ là một trong những tiện ích của hệ sinh thái VnEdu do Tập đoàn nghiên cứu và phát triển. Với VnEdu thầy cô giáo có thể soạn các bài giảng điện tử trực quan và sinh động. Thông qua học liệu phong phú, học sinh cũng có thể học và làm bài thi trực tuyến.
Ông Cao Thế Anh, giáo viên Trường THCS Nguyễn Du, Quảng Xương, Thanh Hóa cho biết: Đối với giáo viên có thể khai thác thông tin trên internet rất phong phú, còn đối với học sinh được tiếp cận với các phương thức học hiện đại hơn, trực quan hơn, giúp các em có hứng thú hơn với việc học tập.
Hệ sinh thái vnEdu còn cung cấp cho nhà trường giải pháp tổng thể, từ việc quản lý đào tạo, quản lý công nhân viên, quản lý thu phí, đến trao đổi liên lạc với phụ huynh, thông qua sổ liên lạc điện tử, không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục, hệ sinh thái vnEdu còn là kênh liên lạc hữu ích giữa phụ huynh và học sinh, giữa phụ huynh và nhà trường
"Những tiện ích mà hệ sinh thái giáo dục VNPT mang lại đã thực sự làm thay đổi công tác quản lý của lãnh đạo Sở giáo dục đào tạo, các phòng giáo dục, các trường Trung học phổ thông, cập nhật được thông tin trong đổi mới giảng dạy,trong đổi mới thi cử, tạo tiền đề tích cực hiệu quả cho công tác dạy học thời đại 4.0", đó là nhận định của ông Trịnh Trong Nam, Phó trưởng Phòng giáo dục Trung học, Sở giáo dục đào tạo Thanh Hóa.
Hệ sinh thái giáo dục thông minh vnEdu của Tập đoàn đang tiếp tục tích hợp thêm nhiều công nghệ mới, như trợ lý ảo, trí tuệ nhân tạo, IoT - Internet kết nối vạn vật, thêm những tính năng mới sẽ giúp việc dạy và học trở nên thú vị hơn, giảm tải cho công tác quản lý. Hiện tạI, vnEdu đã được triển khai đồng bộ tới 70% số trường tại Thanh Hóa đang thay đổi phương thức giáo dục truyền thống.
Và hệ thống giáo dục vnEdu cũng được triển khai tại 63 tỉnh thành trên cả nước, với hơn 29 trường học và 8 triệu hồ sơ học sinh với đa dạng tính năng, thuận tiện khi sử dụng, sau một thời gian ngắn các trường đã làm chủ được hệ thống này.
Nhờ sử dụng hệ thống điện toán đám mây, block chain, việc dạy và học, quản lý giáo dục trở nên thuận tiện mọi lúc mọi nơi trên mọi thiết bị có kết nối Internet. Về kỹ thuật, Tập đoàn đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp sẵn có, 30 sản phẩm cho 3 khối: khối học tập số, khối quản lý số, và khối tích hợp (thu phí, hóa đơn điện tử). Dự kiến đến năm 2022, Tập đoàn sẽ hoàn thiện để thúc đẩy sự phát triển số toàn diện của xã hội.