09:41, 23/10/2020

Phó Tổng Giám đốc VNPT: 'Xây dựng cơ sở dữ liệu là linh hồn trong xây dựng đô thị thông minh'

 Theo ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trong xu thế của nền kinh tế số, dữ liệu cần có sự kết nối rộng lớn và việc xây dựng các cơ sở dữ liệu là "linh hồn" cho tất cả những ứng dụng, phục vụ cho việc điều hành đô thị thông minh.

Theo ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trong xu thế của nền kinh tế số, dữ liệu cần có sự kết nối rộng lớn và việc xây dựng các cơ sở dữ liệu là "linh hồn" cho tất cả những ứng dụng, phục vụ cho việc điều hành đô thị thông minh.
 

ông Huỳnh Quang Liêm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT
Ông Huỳnh Quang Liêm - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT

Bên lề "Diễn đàn cấp cao về đô thị thông minh ASEAN 2020" diễn ra hôm nay (22/10), ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc VNPT đã có cuộc trao đổi về vấn đề nền tảng cơ sở dữ liệu trong xây dựng đô thị thông minh.

- Là một trong những đơn vị đi đầu trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu và những giải pháp cho đô thị ở Việt Nam, ông có thể chia sẻ việc xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối số góp phần quan trọng như thế nào trong việc xây dựng đô thị thông minh?

Ông Huỳnh Quang Liêm: Xây dựng cơ sở dữ liệu là “linh hồn” cho tất cả những ứng dụng và phục vụ cho việc điều hành đô thị thông minh.

Có thể nói rằng xu hướng hiện tại bắt buộc chúng ta phải điều hành trên nền tảng cơ sở dữ liệu ở nhiều góc nhìn khác nhau. Chia sẻ cơ sở dữ liệu hay thường nói là dữ liệu mở có thể phục vụ cho nhiều mục đích. Ngay trong hoạt động của chính quyền, khi mà các bộ ngành địa phương có sự chia sẻ dữ liệu thì có nhiều dữ liệu đa chiều để có những quyết định tốt nhất dựa trên nền tảng dữ liệu. Ngoài ra, trong quá trình chúng ta có dữ liệu mở sẽ giúp công khai, tường minh với người dân, doanh nghiệp. Qua đấy giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được nhiều dữ liệu. Trong một xu thế của nền kinh tế số, dữ liệu cần sự kết nối rất rộng rãi.

- Như ông đã chia sẻ liệu rằng có sự khác nhau nào giữa cơ sở dữ liệu cho chính quyền đô thị và cơ sở dữ liệu cho một thành phố, một đô thị thông minh? 

Bản chất đấy là dữ liệu và không có khác nhau. Về mặt nguyên tắc, khác nhau ở khía cạnh là đối với chính quyền, cần những dữ liệu để phục vụ cho chính quyền còn nếu ở đô thị thông minh cần có nhiều dữ liệu ở góc cạnh đa chiều, ví dụ như những ứng dụng trên nền tảng internet cho vạn vật. Đấy là những dữ liệu chuyên ngành cho bài toán chuyên ngành. Chính quyền có thể chỉ cần một vài trong những chỉ số đấy, chứ không phải là tất cả. Nói tóm lại, bản chất đều là dữ liệu, đối với chính quyền hay đô thị thông minh còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng để khai thác dữ liệu đúng mục tiêu.

- Là một doanh nghiệp tiếp xúc và xây dựng nhiều giải pháp, cơ sở cho các đô thị thông minh ở Việt Nam, vậy ông cho biết tầm quan trọng của phát triển hạ tầng số và giải pháp như ta thường nói là “đo ni đóng giày” từng địa phương thì có khác nhau như thế nào?

Chúng ta đi từ cơ sở cho nên việc phát triển hạ tầng là một điều cực kỳ quan trọng. Hạ tầng ở đây có thể là hạ tầng nền tảng phục vụ cho kết nối như hạ tầng viễn thông, hạ tầng băng rộng, hạ tầng internet để giúp cho việc kết nối giữa các cơ quan, kết nối giữa doanh nghiệp và người dân. Hạ tầng thứ hai cực kỳ quan trọng là hạ tầng giúp chúng ta phát triển được những ứng dụng cho chính quyền và doanh nghiệp. Để người dân, doanh nghiệp, người dùng tiếp cận nhanh với những sản phẩm cũng như những ứng dụng của đô thị thông minh, là một trong những xu hướng rất rõ ràng của chuyển đổi số. Chúng ta tạo được những nền tảng ứng dụng mà giúp cho người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, đấy cũng là nội hàm để cho các đối tượng có thể nhanh chóng tiếp cận với những dịch vụ số.

- Việt Nam có tham gia mạng lưới đô thị thông minh của ASEAN, theo ông, chúng ta có sự kết nối như thế nào với họ, làm sao để chúng ta không bị tụt lại, không bị quá chênh lệch so với họ?

Hiện nay, về mặt nguyên tắc, các hiệp hội đô thị thông minh hay các nội dung liên quan đến đô thị thông minh có những định nghĩa chưa rõ ràng, với những ứng dụng tương đồng chúng ta nên chia sẻ để cùng nhau tiến tới mô hình ứng dụng chung, hiệu quả nhất, đã được chứng minh trong thực tế. Cái khó trong triển khai đô thị thông minh là chưa có định nghĩa, chưa có tiêu chí rõ ràng. Mục tiêu của chúng ta là sử dụng công nghệ để làm sao cho những người dân, doanh nghiệp và người điều hành xã hội có thể tiếp cận, trải nghiệm và sử dụng tốt nhất.

- Ở đây chúng ta hay nhìn đô thị thông minh dưới góc độ chính quyền nhiều hơn, nhưng ngược lại ở phía doanh nghiệp và người dân họ phải chuẩn bị những điều gì để có thể tham gia một phần vào kế hoạch đó và họ kết nối sử dụng những tiện ích từ đô thị thông minh?

Có hai khía cạnh, nếu nhìn về khía cạnh chính quyền về đô thị thông minh, chúng ta có thể đi sâu vào chính quyền số thì trong đấy nội hàm của đô thị thông minh là chính quyền sử dụng những dữ liệu đa chiều, những thông tin online để chúng ta có thể có những phân tích. Qua đấy mang lại lợi ích cho doanh nghiệp để phục vụ những việc mà hiện nay chúng ta làm bằng tay hay làm bằng nhân công. Đấy là những nội hàm để có lợi ích cho doanh nghiệp và cho người dân, từ những nội hàm ấy mới mang lại sự phát triển chung cho đô thị. Phát triển chung này cần có sự hỗ trợ của chính quyền, không nhất thiết là chính quyền phải xây dựng những ứng dụng về đô thị thông minh.

- Khi mà chính quyền xây dựng chính quyền số thì doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng với chính quyền số đó như thế nào. Họ phải chuẩn bị như thế nào với chính quyền số đó ở đô thị với rất nhiều giải pháp thông minh như thế?

Về mặt nguyên tắc, khi chính quyền xây dựng được chính quyền số thì doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận với những số liệu rất tường minh, nhanh chóng, kịp thời. Trên cơ sở đó với năng lực của doanh nghiệp và người dân tiếp cận thì chúng ta có những nhu cầu cụ thể và có những số liệu rõ ràng để phục vụ cho công tác của doanh nghiệp và người dân. Tất cả những ứng dụng chuyên ngành khác của doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự phát triển để phục vụ cho lợi ích của chính mình và doanh nghiệp sẽ tạo ra dòng chảy của một xã hội số.

- Chúng ta đang có cả một chiến lược phát triển đô thị thông minh ở Việt Nam, theo ông những tập đoàn công nghệ lớn sẽ có vai trò như thế nào trong việc đi đầu và trong việc phát triển định hướng?

Những tập đoàn lớn có vai trò rất quan trọng để chúng ta có thể nhanh chóng chuyển đổi số cho chính quyền, kể cả đưa những ứng dụng về đô thị thông minh vào thực tế.Khi chúng ta nói về đô thị thông minh, nói về xã hội số thì vai trò của những nền tảng công nghệ thông tin dựa trên những công nghệ big data, AI, IOT là cực kỳ quan trọng. Với những tiếp cận đấy, vai trò của mỗi doanh nghiệp có những tiềm năng lớn, đi đầu vào trong nghiên cứu. Chúng ta tạo những nền tảng hạ tầng, qua đấy các doanh nghiệp khác, các đơn vị khác có cơ hội để phát triển trên một hệ sinh thái hạ tầng để phát triển, đầu tư một cách bài bản và cần các nguồn lực.  

Xin cảm ơn ông!

Các tin khác

Tổng công ty truyền thông (vnpt-media)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SỐ: 0106873188 DO SỞ KH&ĐT HÀ NỘI CẤP NGÀY 12/06/2015
Copyright © 2019 VNPT-Media. All Rights Reserved