11:11, 07/12/2020

Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động

Theo thống kê, trong 09 tháng đầu năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đều tăng trưởng, tương ứng 75,2% và 30,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.

Theo thống kê, trong 09 tháng đầu năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đều tăng trưởng, tương ứng 75,2% và 30,4% so với cùng kỳ năm 2019. Đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019. Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018.

Học viện Ngân hàng và Tạp chí Ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế số”. 

Thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng vọt

Phát biểu chỉ đạo Hội Thảo, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Kim Anh cho biết, TTKDTM có vai trò đặc biệt quan trọng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các chủ thể tham gia và cả nền kinh tế, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng tiếp cận tài chính và thúc đẩy tài chính toàn diện. TTKDTM giúp giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, góp phần vào công tác quản lý thuế, phòng, chống tội phạm, tham nhũng, các vấn đề về gian lận lợi ích; người dân, doanh nghiệp có thêm kênh giao dịch tiện ích, thuận lợi; các nguồn vốn trong xã hội được luân chuyển một cách an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí, thời gian...

Số lượng, giá trị các giao dịch được thực hiện qua các phương tiện TTKDTM có sự tăng trưởng mạnh mẽ (nhất là thanh toán qua điện thoại di động và Internet). Các hệ sinh thái thanh toán số được hình thành, cho phép kết nối, tích hợp với các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ.

 

 
Nhiều con số khác cũng chứng minh, thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng vọt. Cụ thể, trong 09 tháng đầu năm 2020, số lượng và giá trị giao dịch TTKDTM đều tăng trưởng, tương ứng 75,2% và 30,4% so với cùng kỳ năm 2019; và đặc biệt là số lượng và giá trị giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng mạnh tương ứng gần 125% và 130% so với cùng kỳ năm 2019.

Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động

Thống kê của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến nay đã có hơn 30 bệnh viện triển khai thanh toán viện phí điện tử; 50 ngân hàng thương mại hoàn thành kết nối thanh toán thuế điện tử với cơ quan thuế, hải quan trên 63 tỉnh, thành phố, 95% số thu hải quan thực hiện qua ngân hàng; 99% doanh nghiệp đăng ký nộp thuế điện tử; 27 ngân hàng thương mại và 10 tổ chức trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện (doanh thu tiền điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%).

Theo khảo sát của Công ty PwC đối với 27 nước đã ghi nhận Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2018. Đến nay, toàn thị trường có 77 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. 

Các đơn vị đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán, với việc áp dụng xác thực vân tay, nhận diện khuôn mặt, sinh trắc, sử dụng QR Code, Tokenization, thanh toán phi tiếp xúc, công nghệ mPOS... Đến nay có khoảng 30 ngân hàng triển khai dịch vụ thanh toán QR Code, toàn thị trường có hơn 90.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code (một hình thức thanh toán mới, hiện đại tại đơn vị chấp nhận thanh toán tương tự như thanh toán qua POS).

Tuy đã có những kết quả tích cực nhưng Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN cũng chỉ ra một số khó khăn mà TTKDTM vẫn còn phải đối mặt, đó là hành lang pháp lý; thói quen sử dụng tiền mặt, tâm lý e ngại khi tiếp cận với công nghệ thanh toán mới của người dân. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng thanh toán chưa được phát triển ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; đơn vị chấp nhận thanh toán chưa có đủ kiến thức cũng như lợi ích thiết thực khi chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt so với tiền mặt, do đó chưa tích cực tham gia.

Mặt khác, tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, thanh toán điện tử gần đây có những diễn biến phức tạp với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn, do đó, các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho các dịch vụ thanh toán dựa trên công nghệ cao cần tiếp tục được quan tâm và tăng cường.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) khuyến nghị cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, xây dựng bộ tiêu chí đo lường tỷ lệ sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; ban hành quy định quản lý Công ty công nghệ tài chính (Fintech), ví điện tử, tiền di động (mobile money); hoàn thiện, cập nhật đề án quốc gia về thanh toán không dùng tiền mặt (có cơ chế giải pháp khuyến khích, cưỡng chế thanh toán không dùng tiền mặt...). 

"Thêm nữa, cần sớm có quy định về chia sẻ thông tin, dữ liệu; cơ chế công nhận kết quả thẩm định, xác thực lẫn nhau giữa các tổ chức tín dụng, xây dựng cơ sở dữ liệu định danh cá nhân quốc gia. Việc nghiên cứu cấp phép ngân hàng số; nghiên cứu cách tiếp cận, quản lý tiền kỹ thuật số cũng là những điều cần lưu tâm", ông Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

VNPT

Các tin khác

Tổng công ty truyền thông (vnpt-media)
GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP SỐ: 0106873188 DO SỞ KH&ĐT HÀ NỘI CẤP NGÀY 12/06/2015
Copyright © 2019 VNPT-Media. All Rights Reserved